Muốn làm bất cứ điều lớn lao nào, muốn trở thành một người thành công, một quản lý giỏi, một lãnh đạo tài ba...trước hết chúng ta phải tự quản lý tốt bản thân mình.
** Quản lý cảm xúc:
Quản lý cảm xúc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.
Ta nên biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc.
Rất nhiều lúc ta cần phải kiềm chế cảm xúc. Nên nhớ, kiềm chế chứ không phải là phủ nhận và chôn vùi cảm xúc nhé.
Cũng rất nhiều lúc ta cần phải biết bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác.
** Quản lý các ưu tiên & năng lượng:
Hãy làm theo nguyên tắc.
80% thời gian - làm những việc bạn giỏi nhất
15% thời gian - làm những việc bạn đang học hỏi
5% thời gian -làm những việc cần thiết khác.
Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng nếu không biết tập trung vào việc chính, không biết điều phối, sử dụng và “nạp” năng lượng.
** Quản lý suy nghĩ:
Kẻ thù lớn nhất của những suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn.
Hãy áp dụng nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.
** Quản lý lời nói:
Người khác không chỉ lắng nghe mà còn quan tâm đến hành động của bạn. Vì thế nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói thì việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.
** Quản lý cuộc sống riêng:
Dù chúng ta có làm gì thì cuộc sống riêng tư và gia đình cũng rất quan trọng. Người tài giỏi phải biết quản lý cuộc sống riêng và tạo hạnh phúc, ấm êm cho gia đình trước khi xông pha vào sự nghiệp.
Những ý trên của tác giả John C.Maxwell, LMC tóm tắt và điều chỉnh.
** Quản lý tài chính cá nhân:
Đây là nội dung rất quan trọng. Không quản lý được tài chính thì mọi thứ trở nên khó khăn.
Tác giả: Lâm Minh Chánh
Tác giả sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam”.
Group Quản Trị và Khởi Nghiệp